Tình trạng laptop không nhận được ổ cứng sẽ khiến người dùng rất khó chịu, vì ổ cứng là phần lưu trữ chính trong máy tính, nếu như không nhận ổ cứng thì laptop của bạn sẽ không mở được, và không sử dụng được. Bài viết sau đây chúng tôi xin tổng hợp 1 vài trường hợp và cách khắc phục nhanh laptop không nhận ổ cứng tại Thái Hà.
LAPTOP KHÔNG NHẬN Ổ CỨNG
Khắc phục nhanh laptop không nhận ổ cứng
Tình Trạng Ổ Cứng Trong Không Khởi Động, Laptop Không Còn Nhận Nữa.
Khi bạn khởi động laptop của mình lên, nhưng đột nhiên nó lại không khởi động được, bạn đã thử nhiều cách nhưng không tìm ra được nguyên nhân, với trường hợp này rất có thể ổ cứng của bạn có vấn đề.
Vì vậy, ổ cứng là 1 trong những thứ cần phải kiểm tra.
Có Thể Ổ Cứng Bị Hư (Ổ Cứng Trong Máy Hoặc Ổ Cứng Rời)
Cho dù là sử dụng ổ cứng trong hay ngoài thì đều cần phải có sợi cáp kết nối giữa máy tính và CPU máy, còn đối với laptop nó nằm trên máy luôn, do đó ta cần phải chắc chắn rằng dây cáp cắm chắc vào khe cắm.
ổ cứng laptop bị hư cần khắc phục
Để chắc chắn, bạn nên tháo phích cắm ra và vệ sinh các khe cắm lẫn chuôi cắm, sau đó thử lại, reset lại máy.
Nếu như vẫn không được thì thử đem ổ cứng qua 1 laptop khác và thử kiểm tra, để xem nguyên nhân nằm ở ổ cứng hay là laptop.
Nếu thực sự ổ cứng bị hư hỏng thì chỉ còn cách mang đến cửa hàng hoặc trung tâm để sửa chữa, chứ không nên tự làm tại nhà.
Vấn Đề Lỗi Có Thể Do Laptop
Nếu ổ cứng không hư mà lý do là ở laptop, bạn hãy thử tham khảo một số cách giải quyết sau:
Đối với ổ cứng ngoài:
Trường hợp này không hiếm gặp, khi sử dụng ổ cứng rời, máy tính sẽ hay bỏ qua không nhận dạng ổ cứng, đó là do nó “quên” đặt tên cũng như quên định dạng cho ổ cứng. Vì vậy máy hoàn toàn không nhận ổ cứng, mặc dù có kết nối vào máy tính. Nếu gặp trường hợp này hãy làm như sau:
Card ổ cứng ssd cho laptop tại Hà Nội
- Đúp chuột phải vào My Computer -> chọn Manager -> chọn thẻ Storage -> Disk Management, sẽ thấy xuất hiện các ổ đĩa đang có, ổ cứng cũng sẽ xuất hiện chỉ là do máy tính “quên” đọc.
- Đúp chuột phải vào biểu tượng ổ ngoài -> chọn Change Drive Letter and Paths, xuất hiện hộp thoại -> nhấp chọn Change, đặt tên bất kì cho ổ ngoài, nhớ là không được trùng tên đã có, xong rồi thì ok -> vào My Computer kiểm tra xem có xuất hiện chưa.
- Định dạng lại ổ cứng: Nếu ổ cứng ngoài vẫn chưa xuất hiện, hãy nhấn tổ hợp Windown+R , sau đó gõ lệnh diskmgmt.msc vào.
- Nhấp chuột phải vào biểu tượng bộ nhớ ngoài -> chọn format -> tùy chỉnh ổ cứng thành định dạng NTFS rồi ok.
Đối với ổ cứng trong máy:
- Kiểm tra bên trong ổ cứng: Sử dụng đĩa HirenBootCD để quét ổ cứng xem vùng chứa Windows có hư hỏng vật lý không và cũng để xem máy còn nhận ổ cứng từ DOS không.
- Nếu bình thường thì thực hiện quét virus bằng trình quét virus có sẵn của đĩa Boot, xong thì khởi động lại máy để boot lại ổ cứng xem như thế nào, có vào được hay không.
- Kiểm tra phần cứng ổ cứng: Vào BIOS, nếu trong đây có xuất hiện ổ cứng mà trong boot không hề thấy thì cần kiểm tra lại chế độ SATA xem đang ở chế độ nào IDE hay AHDI, nếu đang ở AHDI thì phải chỉnh lại thành IDE để máy nhận ổ cứng.
Nếu đã thực hiện các cách trên mà vẫn không hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đem ra cửa hàng để họ kiểm tra và sửa chữa.
Mong rằng những thông tin sẽ giúp ích cho các bạn.